H O M E
ĐIỀU LỆ
LỊCH SỬ
» Quá trình hình thành lớp Nhật ngữ Nam học
» 南学日本語クラスの設立

TUYỂN SINH
» Tuyển sinh khóa 30 Lớp Nhật Ngữ Nam Học Akamonkai
» Thông báo tuyển sinh khóa 18 Lớp Nhật ngữ Nam Học GHS
» Thông tin chung về tuyển sinh Nam Học GHS
Powered by CuteNews

CẢM XÚC
» 生きる
» Chia tay GHS
» Xin chào các bạn!
» Nhân trang web Nam học chào đời
» Nhật ký Nam Học
Powered by CuteNews
Quá trình hình thành lớp Nhật ngữ Nam học
Từ Nam Dương học viện (Nanyo – gakuin, 南洋学院) đến Nam học(南学)

►1942 Nam Dương Học viện (Nanyo gakuin) trường Cao đẳng chuyên nghiệp được Hiệp hội Nam Dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản thiết lập tại Sài Gòn
►1945 Chiến tranh kết thúc. Nam Dương Học viện đóng cửa. Với chưa đầy 3 năm hoạt động, 30 sinh viên khóa 1, 30 sinh viên khóa 2 và 52 sinh viên khóa 3 đã trải qua tuổi thanh xuân ở TPHCM – nơi được xem là tổ quốc thứ hai. Sau khi trở về nước, mỗi khóa đều có ban cán sự và ban cán sự liên lạc để thông báo tình hình của hội viên mỗi khóa. Giữa họ có một điểm chung là Nam Dương Học Viện và gọi một cách thân mật đầy hồi tưởng là Nam Học (Nan-gaku, 南学)



►5/1988 Nhận lời mời của một người quen Việt Nam làm ăn vào những năm 1960, ông Hirukawa Hirotada (cựu học sinh Nam Dương Học Viện) cùng 7 người bạn học sinh khóa III sang Việt Nam. Những gì nhìn thấy ở Việt Nam thôi thúc ông Hirukawa suy nghĩ muốn làm một việc gì đó giúp tái thiết Việt Nam.
►1988 – 1989 Ông Hirukawa nhiều lần sang Việt Nam để bắt đầu tìm kiếm cơ hội giúp đỡ Việt Nam
►1989 Ông Matsumoto Sou, học sinh khóa III đứng ra kêu gọi thành lập Quỹ Hirukawa, lúc đầu chỉ đủ cung cấp một phần trang trải chi phí cho ông Hirukawa qua lại Việt Nam. Dần dần “Quỹ Hirukawa” trở thành Quỹ để các học sinh khóa III dùng vào việc trợ giúp Việt Nam. Từ thực tế ở Việt Nam, ông Hirukawa cho rằng cách trợ giúp Việt Nam thích hợp nhất là trợ giúp việc giảng dạy tiếng Nhật.
►14/11/1989 Cán sự của Hội Cựu học sinh Nam Dương Học Viện tập trung họp bàn về khai mạc Hội nghị toàn thể cựu học sinh các khóa hướng về Sài Gòn và cho rằng nên làm gì đó để lưu lại hình ảnh Nam Dương Học viện tại Việt Nam.
►1989 – 1990 Ông Hirukawa đã qua lại Việt Nam nhiều lần, thăm hỏi khắp nơi chuẩn bị cho việc mở trường tiếng Nhật. Ông đã đến Khoa tiếng Nhật trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học TPHCM.
►7/4/1991 Sau khi chuẩn bị ở cả Việt Nam và Nhật Bản, Hội Cựu học sinh Nam Dương học viện tổ chức hội nghị quyết định thành lập “Hội Văn hóa Nhật – Việt” có trụ sở tại Tokyo. Thành phần tham dự hội nghị ngoài 43 hội viên chính thức, 33 người của 4 công ty hội viên tài trợ còn có nhiều vị quan khách khác. Một trong những nội dung kế hoạch hoạt động của Hội là “Thiết lập trung tâm tiếng Nhật trực thuộc trường Đại học Tổng hợp TP.HCM” (nay là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM”
►17/4/1991 Hội Văn hóa Nhật – Việt đã ký thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Tổng hợp TP.HCM mở lớp “Nhật ngữ Nam học”

Lớp Nhật ngữ Nam học và hình thức đào tạo

Thời gian đào tạo: 2 năm, sơ trung cấp (năm 1), cao cấp (năm 2), mỗi ngày học 5 tiếng, tuần học 5 buổi từ thứ hai đến thứ sáu.
Trình độ đào tạo: Sau 2 năm, với khoảng 2000 giờ học, mục tiêu của lớp Nhật ngữ Nam học là đào tạo học viên đạt trình độ tương đương chứng chỉ năng lực Nhật ngữ cấp 1. Giáo viên người Nhật dạy bằng phương pháp trực tiếp. Trong thời gian học, học viên được sử dụng phòng lab, chỉ sử dụng hoàn toàn tiếng Nhật. Ngoài ra còn có thư viện dành riêng cho học viên Nam học để tra cứu, tham khảo tài liệu sách vở. Học viên Nam học ngoài việc không phải đóng bất cứ khoản học phí nào còn được phát sách giáo khoa và từ điển.

Lớp Nhật ngữ Nam học – hình thành và phát triển

►10/1991 Khai giảng khóa đầu tiên lớp Nhật ngữ Nam học trực thuộc Đại học Tổng hợp TP.HCM. Từ trong 2000 người nộp đơn, chỉ tuyển chọn 20 người. Sau đó hàng năm Hội Văn hoá Việt – Nhật đều tiến hành tuyển sinh học viên cho lớp Nhật ngữ Nam học.
►7/1993 Sinh viên khóa đầu tiên tốt nghiệp, lớp Nhật ngữ Nam học có tiếng là cơ sở giáo dục tiếng Nhật tốt nhất ở TP.HCM thời bấy giờ. Tiếng tăm của Nam học được lan truyền khắp cả nước và nhận được sự quan tâm của nhiều trường và các cơ quan.
►3/1993 Dựa vào yêu cầu của trường Đại học Sư phạm Huế và xét thấy ý nghĩa của việc mở trường tiếng Nhật tại miền Trung Việt Nam, Hội Văn hóa Nhật – Việt đã ký kết văn bản hợp tác văn hóa giáo dục với trường Đại học Sư phạm Huế.
►9/1993 Lớp Nhật ngữ Nam học tại trường Đại học Sư phạm Huế tuyển sinh học viên khóa đầu tiên. Cách thức tuyển sinh, nội dung học của cả 2 trường tại TP.HCM và Huế đều như nhau.
►9/1998 Do tình hình tài chính của Hội ngày càng xấu đi, Hội đã ngưng tuyển sinh tại trường Đại học Tổng hợp TP.HCM.
►9/1999 Việc tuyển sinh lại được bắt đầu do Hội đã tìm được một nguồn tài trợ lớn
►7/2001 Do tình hình tài chính của Hội, việc giảng dạy tiếng Nhật do Hội Văn hóa Nhật – Việt điều hành đã chính thức kết thúc với thành quả là đào tạo được 8 khóa ở TP.HCM và 6 khóa ở Huế, tổng cộng có 240 học sinh tốt nghiệp.

Lớp Nhật ngữ Nam học và tổ chức Global Human Supporters (G.H.S)

Trước tình hình lớp Nhật ngữ Nam học do Hội Văn hóa Nhật – Việt điều hành có nguy cơ bị đóng cửa, và trong một lần sang thăm Việt Nam với ý định tìm kiếm cơ hội để hỗ trợ việc giảng dạy tiếng Nhật, Ông Honda – đại diện tổ chức G.H.S đã đến thăm lớp Nhật ngữ Nam học tại TP.HCM và đã tiếp tục điều hành, duy trì lớp Nhật ngữ Nam học cho đến khi hợp đồng giữa Hội và trừơng Đại học Tổng hợp kết thúc (hợp đồng 15 năm).

►9/2001 Lớp Nhật ngữ Nam học tại TP.HCM tiếp tục được khai giảng, do tổ chức G.H.S tài trợ và điều hành
►7/2006 Vì lý do hợp đồng với trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn kết thúc và không có điều kiện để kéo dài, khóa 12 lớp Nhật ngữ Nam học bế giảng và coi như chính thức kết thúc lớp Nhật ngữ Nam học.

Thành quả đào tạo lớp Nhật ngữ Nam học

Sau hơn 15 năm hoạt động, lớp Nhật ngữ Nam học đã đào tạo tổng cộng 205 học viên tốt nghiệp của 12 khoá Nam học tại TP.HCM và 110 học viên tốt nghiệp của 6 khoá Nam học tại Huế. Các học viên sau khi tốt nghiệp nay đang làm việc cho các công ty, cơ quan Nhật Bản; thành lập công ty làm ăn với Nhật Bản; một số đang du học và sinh sống làm việc tại Nhật.

Hội Nhật ngữ Nam học ra đời

►5/8/2006 Hội Văn hóa Nhật – Việt tổ chức buổi tiệc chia tay cuối cùng lớp Nhật ngữ Nam học với sự có mặt của đông đảo học viên Nam học tại TP.HCM và Huế và đã quyết định thành lập Hội Cựu học viên Nam học, sau này được các học viên đổi tên thành Hội Nhật ngữ Nam học với cùng nỗi niềm trăn trở: Hướng đến việc duy trì lại lớp “Nhật ngữ Nam học”

Hội Nhật ngữ Nam học – Tổ chức GHS và Lớp Nhật ngữ Nam học GHS khóa 15

Sau khi biết rõ kể từ năm 2006, hợp đồng duy trì lớp Nhật ngữ Nam học không thể kéo dài với trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, Tổ chức GHS đã tiến hành mở lớp Nhật ngữ tại trường Ngoại ngữ Sài Gòn khóa đầu tiên với tên gọi GHS1 vào năm 2005 và sau đó là GHS2 vào năm 2006. Hình thức đào tạo của GHS1 & GHS 2 cũng giống như của lớp Nhật ngữ Nam học.
Với mong muốn tiếp tục duy trì lớp tiếng Nhật với tên gọi “Nam học”, Hội Nhật ngữ Nam học đã tích cực chủ động làm việc với Thầy Honda (tổ chức GHS) và trường Đại học Sư Phạm để đưa lớp Nhật ngữ Nam học trở lại trong môi trường của trường đại học. Nhận thấy yêu cầu của Hội Nhật ngữ Nam học phù hợp với nhu cầu phát triển tiếng Nhật của trường Đại học Sư phạm, và của tổ chức GHS, nên 3 bên đã đạt được kết quả như mong muốn: Chiêu sinh LỚP NHẬT NGỮ NAM HỌC – GHS khóa 15 ngay từ năm 2007. Trong đó, Hội Nhật ngữ Nam học vẫn tiếp tục hỗ trợ trường ĐH Sư phạm trong công tác tuyển sinh, và các vấn đề thủ tục khác liên quan đến lớp Nam học – GHS.
Hai lớp GHS 1 & GHS 2 cũng coi như là “hậu duệ” của Nam học và được gọi là Nam học khóa 13 và 14.
18 Dec 2006
Powered by CuteNews

HÌNH ẢNH
» Clips về Nam Học
   » tại Ngày hội Việt Nhật
   » trên HTV9
» Nam Học khóa 29 tốt nghiệp
» Nam Học khóa 29 khai giảng
» Giấy khen của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị
» Lễ ra mắt Chi hội Nam Học Nhật ngữ
» Nam Học khóa 16 tốt nghiệp
» Nam Học khóa 16 khai giảng
» Nam Học khóa 15
» Nam Học khóa 13, 14, 15
» Nam Học khóa 10
» Nam Học khóa 8
» Nam Học khóa 7
Powered by CuteNews

FORUMS
 



namhoc.org